Các thay đổi của trang Web:
- Tình Thánh của Đinh Thu
- Tặng phẩm từ trời của Vô Thường
- Trăng non của Vô Thường
- Nghệ thuật sống khỏe của Vô Thường
- Huế và Em Tặng phẩm của thầy Nguyễn Đình Triển
- Flash đất nước Tặng phẩm của cô Lê Thị Phương Mai
- Mừng ngày Nhà giáo Tặng phẩm của thầy Hoàng Hữu Cánh
- Hai sắc hoa Ti-gôn Tặng phẩm của cô Lê Thu Hiền
- Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn của Bác sĩ Nguyễn Anh Huy
- Tóc thề trong nhạc Trịnh Công Sơn của Bác sĩ Nguyễn Anh Huy
- Vãng cảnh Linh mụ của Bác sĩ Nguyễn Anh Huy
- Nơi hội tụ và tỏa sáng của các thiên tài của Bác sĩ Nguyễn Anh Huy
- Chèn flash vào bài viết trên Violet của Phan Quốc Tuấn
- Hướng dẫn Flash của Phan Quốc Tuấn
- Tải phần mềm Flash 8 có crack Tại đây
- Minh Tâm Bửu Giám Của GS Lê Văn Đặng tải Tại đây
- Từ Điển Chữ Nôm của Vũ Văn Kính tải Tại đây
- Tăng Quảng Hiền Văn tải Tại đây
- Từ điển Hán Việt Thiều Chửu bản FDF tải Tại đây
- Nếu máy tính không hiển thị chữ hán hãy tải và cài đặt 2 font MS Song và Sim Sun Tại đây
Gốc > Ôn cố tri tân 溫故知新 >
BẢNG THỬ
CODE
Văn cúng của Phạm Phú Thứ
Văn cúng là một thể tài tương đối đặc biệt. Văn cúng thường được viết nhằm “gửi” đến đối tượng siêu nhiên mong phát truyền một ý nguyện nào đó. Do vậy, văn cúng có ý nghĩa và giá trị về mặt văn hóa tâm linh. Song, văn cúng luôn bị hóa vàng khi thực hiện xong việc cúng tế. Thêm nữa, văn tế chỉ do một bộ phận nhỏ viết ra, “truyền dạy” trong một phạm vi hẹp. Cho nên, hiện nay văn bản văn cúng còn lưu lại không nhiều.
Vả lại, hiện nay có rất nhiều tài liệu xuất bản giới thiệu về các mẫu văn cúng của các nhà xuất bản chính thống và của các cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng. Chính tình trạng này đã dẫn đến sự không thống nhất trong quy cách và nội dung của văn cúng, làm cho người bình dân rất phân vân khi chọn lựa, người nghiên cứu khó khăn khi tiến hành tìm hiểu, thẩm định, kết luận.
Mặt khác, ngoài giá trị và ý nghĩa cúng tế như đã nói ở trên, văn cúng còn có nhiều giá trị học thuật khác. Tiêu biểu nhất, văn cúng là tài liệu để nghiên cứu về văn hóa tâm linh, dân tục học. Ngoài ra, văn cúng cũng còn là tư liệu đóng góp về mặt sử liệu, văn học, tư tưởng, v.v.. của thời đại ra đời “tác phẩm” văn cúng.
Do vậy, việc sưu tầm và nghiên cứu văn cúng là một việc hết sức cấp thiết nhằm giữ gìn và khai thác những giá trị của các văn bản văn cúng của người xưa để lại. Chúng tôi chọn trường hợp văn cúng của Phạm Phú Thứ trong Giá Viên toàn tập để làm đối tượng nghiên cứu của mình, đồng thời nhằm giới thiệu tài năng văn chương của Phạm Phú Thứ - người con ưu tú của đất Quảng.
1. Tổng quan về văn cúng và văn cúng của Phạm Phú Thứ
1.1. Lịch sử nghiên cứu về văn cúng và văn cúng của Phạm Phú Thứ
1. Tài liệu Hán - Nôm có nói về văn cúng nhìn chung có rất nhiều, nhưng thường không rõ về niên đại ra đời và một số văn bản hiện tại không còn.
Trước thời Lý Trần, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu viết về văn cúng. Thời Lý Trần, có một số bài/tác phẩm liên quan đến văn cúng như Chư đạo tràng khánh tán văn của Lâm Khu Huệ Sinh (? - 1063)[1], Tán Đằng Châu thổ thần (khuyết danh)[2], Bát nhã tâm kinh khoa sớ, Đạo trường tân văn (đời Trần Anh Tông, 1276 - 1320), Niết bàn đại kinh khoa sớ,[3] Tế Lô giang ngạc ngư văn của Hàn Thuyên[4], Văn tế một vị công chúa của Mạc Đĩnh Chi[5]… Thời Lê Nguyễn, có một số tác phẩm viết về văn nghi lễ như Hồ Thượng thư gia lễ (Quốc âm vấn đáp gia lễ) (AB.175) của Hồ Sĩ Dương (1621 - 1681), Tiệp kính gia lễ của Ngô Sĩ Bình (in năm 1707), Thọ mai gia lễ (VHv.117) của Hồ Gia Tân (có sách gọi Hồ Sĩ Tân), Các khoa cúng văn (VHv.755[6]), Cúng chư vị khoa (A.2936), Cúng văn chư khoa lục (A.1673), Cúng tôn sư tổ sư khoa nghi thông dụng (A.1447), Cúng văn tập (VHv.1841), Tấu sớ cúng văn (VHb.170), Tấu sớ cúng văn tạp biên (VHb.180), Tế thần nghi tiết (A.1544), Tế tổ nghi tiết (VHb.147), Tế văn diện tướng (VHv.735), Tế văn toàn tập (A.2284), Tế văn trích lục (VHv.276), Xuân thu đinh tế văn thể (A.2891). Những tài liệu này cũng chỉ giới thiệu những mẫu văn cúng trong các trường hợp cũng như những nghi thức trong việc cúng tế.
2. Tài liệu chữ Quốc ngữ về văn cúng thì nhiều vô kể, bao gồm nhiều sách (internet) in sẵn các mẫu văn cúng, nhưng chỉ rất ít tài liệu tìm hiểu về thể tài văn cúng. Có lẽ tài liệu xưa nhất có bàn về thể tài văn cúng là Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm và một số tác giả nghiên cứu Hán Nôm, văn học trung đại về sau như nhóm Bùi Văn Nguyên, nhóm Lê Trí Viễn hoặc của các nhà khảo cứu phong tục Việt Nam như Toan Ánh. Trong đó, chúng tôi thấy rằng, việc tìm hiểu, giới thiệu về thể tài văn cúng của nhóm Lê Trí Viễn trong Cơ sở ngữ văn Hán Nôm (tập 4) là chi tiết hơn các tác giả khác. Song, công trình này cũng chỉ mới trình bày về thể tài văn cúng trong vỏn vẹn chưa đầy 03 trang.
3. Kỳ tế văn của Phạm Phú Thứ cũng chỉ mới được chúng tôi giới thiệu vài dòng trong công trình Nghiên cứu văn bản và giá trị học thuật của “Giá Viên toàn tập” (ĐHQGHN, 2008) và trong bài báo khoa học Một vài giá trị sử liệu của “Giá Viên toàn tập” (Tạp chí Khoa học & Giáo dục, ĐHSP Huế, số 03(07)/2008, tr.52).
Như vậy, cho đến hiện tại, thể tài văn cúng Việt Nam chưa được nhiều người đi sâu nghiên cứu. Và, văn cúng của Phạm Phú Thứ lại càng chưa được ai quan tâm, tìm hiểu và khai thác (có lẽ do mọi người không có văn bản chữ Hán Kỳ tế văn).
1.2. Thể tài văn cúng
1.2.1. Vài nét về văn cúng trong lịch sử
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cho rằng văn cúng xuất hiện sớm nhất có lẽ vào thời nhà Hán[7]. Đến thời Đường Tống, văn cúng bắt đầu hưng thịnh và phát triển rộng rãi, chủng loại tăng lên không ngừng, xuất hiện nhiều nhà văn nổi tiếng với thể loại văn cúng như Hàn Dũ với Văn tế Nhị lang (Tế Nhị lang văn), Âu Dương Tu với Văn tế Thạch Mạn Liễu (Tế Thạch Mạn Liễu văn)[8].
Ở Việt Nam, hình thức “khấn”, “cầu khấn” có từ lâu đời. Đại Việt sứ kí toàn thư có chép những chuyện khấn cầu, văn tế như: “thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông rồi khởi công đắp lại” (năm 257 TCN), “thường thắp hương khấn trời: xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà, để khỏi bị người phương Bắc cướp vét” (năm 186), “vua ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc” (năm 549), “vua thân đi đánh Diễn Châu. Khi về đến Vũng Biện gặp lúc trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương khấn trời rằng: “Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy (…) xin lòng trời soi xét”. Khấn xong, gió sấm đều yên lặng.” (năm 1012), “bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Hình bộ Thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn (Tế Lô giang ngạc ngư văn mà chúng ta hay gọi Văn tế cá sấu - NHT chú) ném xuống sông, cá sấu bỏ đi” (năm 1282), “đến khi (Quốc Toản - NHT chú) mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương” (năm 1282). Như vậy, tạm thời chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam, việc cúng tế có kèm văn cúng bắt đầu từ năm 1282 với sự kiện văn tế của Hàn Thuyên.
1.2.2. Một số khái niệm về văn cúng
Văn cúng là một tên gọi chung để chỉ một loại thể tài chủ yếu dùng trong trường hợp tế lễ. Hiện nay, văn cúng được sử dụng và thông hiểu bằng nhiều “thuật ngữ” khác nhau. Gọi theo cách gọi Việt như: Văn tế, văn khấn, văn nghi lễ, sớ, trạng, điệp, văn sớ, văn sớ cầu cúng, văn bản ca thỉnh, văn ai. Gọi theo cách gọi Hán như: Tế văn, kỳ văn, tự văn, kỳ tế văn, chúc văn, yết văn, v.v.. Dưới đây chúng tôi trình bày khái niệm của một số thuật ngữ về văn cúng[9].
Văn tế là “loại văn giãi bày nỗi thương tiếc người đã mất[10], thường có vần điệu, đọc trong lễ cúng tế”[11], là “loại văn đọc sau đó đem đốt trong lễ cúng tế”[12]. “Văn tế là bài văn được đọc trong khi cúng tế với nội dung nói về tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của tiền nhân hay người thân mới qua đời để tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và thương tiếc của người sống đối với người chết”[13].
Văn khấn là tên gọi mà dân gian hay sử dụng, “vì nó có nội dung cầu xin (khẩn cầu) Phật, Thánh, Quỷ, Thần và vong linh người quá cố che chở (phù hộ) cho những người cúng”[14].
Sớ cũng là một tên gọi khác của văn cúng, vì ở phần đầu có từ “sớ”, Lê Trí Viễn (sđd) cho rằng: “gọi là Sớ vì thường thường trong một bài văn cúng có liệt kê tên nhiều vị và do đó có thể mở đầu bằng một câu có từ “Sớ” 疏(nghĩa là ghi, trình từng điều, từng khoản) (…) và kết thúc bằng một nhóm từ lầy từ Sớ làm trung tâm: “Cẩn sớ” (kính trình)”. Sớ là “loại in trên giấy màu vàng để cáo với Phật, Thánh thần”[15].
Trạng, điệp là loại in trên giấy màu trắng để cáo với Thần, “loại in trên giấy màu trắng là để cáo với tổ tiên, vong linh, còn gọi là điệp, cúng với cô hồn trong lễ thí thực cũng gọi là trạng. Điệp thì có điệp thỉnh để mời, điệp tiến để dâng cúng cho người trên, và điệp cấp để cho người dưới”[16].
Cố nhiên, những tên gọi trên ít nhiều có sự sai biệt về nội hàm, nhưng nhìn chung là đại đồng tiểu dị.
1.2.3. Loại hình văn cúng
Với những khái niệm như trên, theo Lê Trí Viễn (sđd), văn cúng có thể chia làm ba loại:
- Văn cúng vong linh người chết, thường dùng trong những trường hợp đám tang hoặc kỵ giỗ.
- Văn cúng quỷ thần thường dùng trong những trường hợp cúng thường kì như: lễ kì yên, lễ nhương tinh, tiến hành vào dịp đầu xuân, lễ cúng cuối năm, lễ cúng thần trong các ngày hội; hoặc những lễ bất thường như cúng Tơ hồng hoặc cầu đảo khi có tai biến.
- Văn cúng tiên sư, tổ sư các nghề nhất là các nghề tiểu thủ công.
Trần Đại Vinh (sđd) cũng có ý kiến tương tự như tài liệu của nhóm Lê Trí Viễn.
1.2.4. Viết văn tế
Viết văn tế ngày trước thường do những thành viên trong hội Tư văn của làng (điển văn) hoặc những người có chút ít văn nghĩa. Trường hợp viết văn tế thần quan trọng thì mọi người trong cộng đồng giao cho một người đàn ông cao niên biết chữ Hán, viết chữ đẹp, cộng thêm phẩm hạnh thiện hảo. Song, ngày nay, ở các cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng hoặc các sách xuất bản đều có sẵn mẫu văn sớ theo kiểu “mì ăn liền”, người cần dùng chỉ điền những thông tin cá nhân, nội dung biệt lệ theo trường hợp cúng tế cụ thể của mình.
Văn tự dùng để viết văn tế phổ biến là chữ Hán, về sau có thêm chữ Nôm và ngày nay chữ Quốc ngữ trở nên thông dụng. Trường hợp văn tế viết bằng chữ Quốc ngữ vẫn có hai loại: một loại ghi theo âm Hán Việt (tất nhiên cũng có xen vài âm thuần Việt về tên người, tên đất) và một loại ghi theo âm tiếng Việt.
Người ta thường viết văn cúng lên giấy bổi màu vàng. Miếng giấy đó đem xếp lại thành thếp cỡ ngang rộng bằng bàn tay (10cm), rồi lại gấp thành các hàng dọc cỡ khoảng ngón tay cái (2cm) vừa đủ viết một chữ. Viết sớ theo hình thức cổ truyền từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
1.2.5. Bố cục
Nhìn chung, một bài văn tế được bố cục thành ba phần (ít trường hợp văn tế chia thành 4 phần như Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc[17]). Theo Dương Quảng Hàm: Phần mở bài của bài văn tế thường dùng để nói về lai lịch của người quá cố và ngày giỗ (huý nhật) của họ, ngày tháng năm và địa điểm tổ chức cúng tế, và sự liên hệ giữa người sống và người chết. Phần nói về tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của tiền nhân hay của người thân đã qua đời. Phần nói về tấm lòng đau khổ, thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước nguyện của những người còn sống đối với người đã qua đời.
Phần mở đầu: gồm có:
- Thời điểm: niên hiệu, năm, tháng, ngày
- Địa điểm: Việt Nam quốc, tỉnh (trấn), phủ, huyện, tổng, xã, thôn, xứ
- Tín chủ: tên của cá nhân hoặc tập thể (phường, xã) người cúng
- Lý do: trường hợp cúng: kỳ yên, đám cưới, v.v..
Phần chính:
- Tên đối tượng cầu cúng: đối tượng cầu cúng có khi chỉ có một, song có khi gồm nhiều vị.
- Nội dung cầu xin: xin bình yên vô sự hoặc mong đôi lứa trăm năm…
Phần kết thúc: Một câu nghi lễ công thức: Kính thưa, kính trình, mong hưởng, mong xét, v.v..
1.2.6. Nghệ thuật ngôn từ
Văn cúng thường viết theo thể văn ngôn, sử dụng nhiều điển cố, trau chuốt câu chữ, lời văn hoa lệ, tuân thủ quy cách, đôi lúc có nhiều từ ngữ mang màu sắc mê tín, thần bí.
Về phương diện văn thể, văn cúng (văn tế) làm theo thể văn xuôi, thể tán, phú cổ thể, phú Đường luật, lục bát, song thất lục bát hoặc tổng hợp các dạng trên.
Về phương diện quy cách, mở đầu văn bản thường dùng chữ “duy” 惟(hoặc 唯hoặc維). “Duy” không có ngữ nghĩa cụ thể vì nó chỉ là một hư từ đưa đẩy (trợ từ ngữ khí) nhằm nhấn mạnh giọng phán đoán của câu, nhằm làm tăng tính chất trang nghiêm của buổi lễ cúng quỷ thần. Thường sử dụng những từ cổ như “hàn âm” 翰音 (gà trống), “tư thịnh” 粢盛 (mâm xôi), “thanh chước” 清酌 (rượu)… Đồng thời, sử dụng kết cấu từ công thức: “cảm kiền cốc vu” 敢虔告于 (dánh thành khẩn trình với) hoặc “cảm chi cốc vu” 敢祇告于 (dám kính trình với), “cảm chiêu cốc vu” 敢昭告于 (dám trình rõ với) để chuyển tiếp từ phần mở đầu sang phần chính; “cẩn cốc” 謹告 (kính trình) hoặc “phục duy cẩn cốc” 伏惟謹告 (cúi nhớ kính trình), “cẩn sớ” 謹疏 (kính trình) - nếu mở đầu dùng “sớ vi” 疏為 (trình rằng), hoặc “thượng hưởng” 尚享 (mong hưởng), “thượng giám” 尚鑒 (mong xét) để kết thúc bài văn cúng[20].
1.2.7. Đọc văn tế
Trong nghi lễ, phần “độc chúc” cũng đòi hỏi một yêu cầu đặc biệt. Ở mỗi dịp tế lễ, cúng kiếng hoặc đối với mỗi loại hình tôn giáo tín ngưỡng mà có một ít sai biệt về cách đọc văn tế. Nhìn chung, giọng đọc phải vang ấm, thành khẩn, truyền cảm. Có loại văn cúng cần đọc to, có loại văn cúng đọc thầm và có loại văn cúng không cần đọc.
1.2.8. Hóa vàng văn tế
Văn tế khi đọc xong, người ta liền đốt ngay. Tùy mỗi tự sở hoặc tư gia mà có kiểu hóa vàng khác nhau. Có nơi người ta hóa vàng trong cái tiểu chuông (đang để trên bàn hành lễ), có nơi hóa trong chậu nước (trước dùng để “quán tẩy”), có nơi hóa tại lư hương. Thông thường sau khi hóa, người làm lễ tưới lên đó một ít rượu cho âm dương giao hòa.
Tóm lại, văn cúng là một thể tài văn học dùng để (khấn) cáo với người chết hoặc các vị thần thánh trong trời đất, núi sông. Về hình thức có văn vần và văn xuôi, lại chia thành nhiều loại. Nội dung chủ yếu là ai điếu, cầu chúc, truy niệm người đã mất, ca tụng đức hạnh sự nghiệp, kí thác ai tư, kích lệ người sống, phát truyền ước nguyện. Văn cúng luôn tuân thủ theo một nguyên tắc thống nhất, chặt chẽ từ bố cục văn bản, hình thức giấy viết, tả văn - rước văn cho đến tụng độc, hóa vàng. Văn cúng là một thể tài đặc biệt trong văn chương, góp phần làm phong phú văn hóa văn hóa tâm linh nước nhà.
2. Văn cúng của Phạm Phú Thứ
2.1. Vấn đề văn bản học
2.1.1. Thứ tự sắp xếp các bài văn tế trong văn bản
Toàn bộ văn cúng của Phạm Phú Thứ được tập hợp trong tập Kỳ tế văn,là quyển thứ 23 của Giá Viên toàn tập (kí hiệu VHv.8/1-4). Kỳ tế văn của Phạm Phú Thứ gồm 42 bài. Ở đây tính theo tiêu đề văn bản, chưa kể trường hợp một tiêu đề văn bản có một vài đơn vị văn bản. Một số tiêu đề văn tế có hơn 01 đơn vị văn bản như禱雨文二首Đảo vũ văn nhị thủ gồm 2 bài, 禱雨文五首 Đảo vũ văn ngũ thủ gồm 5 bài. Thứ tự sắp xếp các bài văn tế trong văn bản Kỳ tế văn như bảng sau:
Tiêu đề bài văn tế
|
Tờ
|
|
1.
|
禱雨文二首 Đảo vũ văn nhị thủ
|
1a
|
2.
|
謝禱文Tạ đảo văn
|
2a
|
3.
|
祭太保上等神文Tế Thái bảo thượng đẳng thần văn
|
2b
|
4.
|
祭參知范仲羽公文Tế Tham tri Phạm Trọng Vũ công văn
|
3b
|
5.
|
禱雨文五首 Đảo vũ văn ngũ thủ
|
5a
|
6.
|
會同祈雨 Hội đồng kì vũ
|
7b
|
7.
|
萬安祠謁禱 Vạn An từ yết đảo
|
8a
|
8.
|
祈雨文Kì vũ văn
|
8a
|
9.
|
祈禱堤條穩固文Kì đảo đê điều ổn cố văn
|
9a
|
10.
|
處置流民謁禱文Xử trí lưu dân yết đảo văn
|
10a
|
11.
|
處置流民事清答謝文Xử trí lưu dân sự thanh đáp tạ văn
|
11a
|
12.
|
禱雨文二首 Đảo vũ vũ nhị thủ
|
11b
|
13.
|
陞官祈謝文Thăng quan kì tạ văn
|
12a
|
14.
|
城隍廟密告文Thành hoàng miếu mật cáo văn
|
13a
|
15.
|
回貫焚黃告祭文 Hồi quán phần hoàng cáo tế văn
|
13b
|
16.
|
右本社文址Hữu bản xã văn chỉ
|
13b
|
17.
|
右亭祠Hữu đình từ
|
14a
|
18.
|
右本社前賢祠堂Hữu bản xã tiền hiền từ đường
|
14a
|
19.
|
右本族祠堂Hữu bản tộc từ đường
|
14b
|
20.
|
回貫省謁告祭文 Hồi quán tỉnh yết cáo tế văn
|
14b
|
21.
|
謁本縣文廟Yết bản huyện văn miếu
|
14b
|
22.
|
謁本社文址 Yết bản xã văn chỉ
|
15a
|
23.
|
謁亭祠 Yết đình từ
|
15a
|
24.
|
謁大族祠堂Yết đại tộc từ đường
|
16a
|
25.
|
謁本支祠堂Yết bản chi từ đường
|
15a
|
26.
|
初行春秋祭告 Sơ hành xuân thu tế cáo
|
16b
|
27.
|
謁祭先嚴慈祠堂 Yết tế tiên nghiêm từ từ đường
|
17a
|
28.
|
本支祠堂落成祭土神 Từ đường lạc thành tế thổ thần
|
17b
|
29.
|
謁鄉祀前賢廟 Yết hương tự tiền hiền miếu
|
17b
|
30.
|
回貫省掃告祭文Hồi quán tỉnh tảo cáo tế văn
|
18b
|
31.
|
右縣文址祀文鄉校祀同 Hữu huyện văn chỉ tự văn hương hiệu tự đồng
|
19a
|
32.
|
右亭祀文二廟祀同Hữu đình tự văn nhị miếu tự đồng
|
19a
|
33.
|
右鄉祠文Hữu hương từ văn
|
19b
|
34.
|
右族祠文Hữu tộc từ văn
|
20a
|
35.
|
右本支祠文Hữu bản chi từ văn
|
20b
|
36.
|
右本家先祠文Hữu bản gia tiên từ văn
|
21a
|
37.
|
右本邑關聖庵文Hữu bản ấp Quan Thánh am văn
|
21b
|
38.
|
澄江外祠堂落成安位文 Trừng giang ngoại từ đường lạc thành an vị văn
|
21b
|
39.
|
補錄二廟告牒 Bổ lục Nhị miếu cáo điệp
|
22a
|
40.
|
密禱關聖廟 Mật đảo Quan Thánh miếu
|
22b
|
41.
|
病痊謝關聖廟 Bệnh thuyên tạ Quan Thánh miếu
|
22b
|
42.
|
開商事成謝關聖廟文Khai thương sự thành tạ Quan Thánh miếu văn
|
23a
|
2.1.2. Vấn đề thời gian của văn bản Kỳ tế văn
2.1.2.1. Thời gian sáng tác văn bản
Như trên trình bày, Kỳ tế văn là toàn tập văn cúng của Phạm Phú Thứ, bao gồm 42 tiêu đề văn bản (hơn 42 đơn vị văn bản). Mỗi một đơn vị văn bản được viết vào một thời gian cụ thể nhất định. Do vậy trong toàn bộ số văn cúng này có rất nhiều mốc thời gian khác nhau. Một số đơn vị văn bản có thời gian xác định rõ ràng. Một số đơn vị văn bản không đề thời gian, cần phải căn cứ vào nội dung mà luận đoán.
Những tiêu đề văn bản có niên đại thời gian xác định như: 祭參知范仲羽公文Tế Tham tri Phạm Trọng Vũ công văn (6/1862), 處置流民謁禱文Xử trí lưu dân yết đảo văn (1876), 右本族祠堂Hữu bản tộc từ đường (8/1863), 回貫省謁告祭文 Hồi quán tỉnh yết cáo tế văn (1866), 謁祭先嚴慈祠堂 Yết tế tiên nghiêm từ từ đường (1863), 回貫省掃告祭文Hồi quán tỉnh tảo cáo tế văn (1874), 右本支祠文Hữu bản chi từ văn (1/1/1874), 補錄二廟告牒 Bổ lục Nhị miếu cáo điệp (1866), 密禱關聖廟 Mật đảo Quan Thánh Miếu (4/1875), 病痊謝關聖廟 Bệnh thuyên tạ Quan Thánh Miếu (1876).
2.1.2.1. Thời gian khắc in văn bản
Thời gian khắc in của Kỳ tế văn chính là thời gian khắc in của Giá Viên toàn tập. Nhưng, trong toàn bộ hơn 1600 trang của Giá Viên toàn tập, không có một chỗ nào cho chúng ta biết thời gian khắc in văn bản. Dựa vào nội dung nội tại của văn bản, chúng tôi cho rằng bộ Giá Viên toàn tập được khắc in vào thời gian sau năm 1900 (Đồng Trị Canh Tí - Phần mở đầu, tờ 16a) và trước năm 1935 (năm mất của Phan Trân - người kiểm khắc).
2.1.3. Đơn vị tổ chức khắc in
Trong văn bản không nói rõ ai đứng ra tổ chức khắc in và tàng bản. Nhưng, dựa vào nội tại của văn bản, chúng tôi đoán định văn bản Kỳ tế văn này được khắc in do cơ quan nhà nước (Tỉnh đường Quảng Nam) chủ trì với sự kiểm tập của Án sát sứ tỉnh Quảng Nam là Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại và Án sát sứ tỉnh Quảng Trị là Doãn Tân Trương Trọng Hữu, đồng thời có sự tham gia kiểm khắc chặt chẽ của những người thân trong gia đình Phạm Phú Thứ và người thân quen là Giải nguyên Phạm Viên.
2.1.4. Chữ húy trong văn bản
Trong Giá Viên toàn tập của Phạm Phú Thứ có 6 (mặt) chữ húy: “時thời”, “洪hồng”, “任nhậm”, “宗tông”, “皓hạo”, “花hoa”. Nhưng riêng trong quyển 23 (Kỳ tế văn) có 5 chữ húy: “時thời”, “洪hồng”, “宗tôn”, “皓hạo”, “花hoa”. Chữ “時thời” viết thành “辰thìn” (1b, 4a, 6b, 9b, 11a, 14a, 16b), xuất hiện 7 lần; Chữ “洪hồng” viết thành “hồng” (lược nét) (1a), xuất hiện 1 lần; chữ “宗tông” viết thành “尊tôn” (9a, 16a, 21b), xuất hiện 3 lần; bộ phận “宗tông” (trong cấu tạo chữ khác, như 崇sùng) viết thành “” (sùng) (6a, 8a, 10a, 16a), xuất hiện 4 lần; chữ “浩hạo” viết thành “ hạo” (lược nét) (8a), xuất hiện 2 lần; chữ “花hoa” viết thành “hoa” (viết tắt) (4b), xuất hiện 1 lần.
2.1.5. Nhân danh, địa danh trong văn bản
Về nhân danh (tự, hiệu, kể cả chức danh) gồm có: Kim Giang tướng công (1a), Cúc Viên tướng công (1a), Hà Đình cung bảo (1a), Nhĩ Nam thái tể (1a), Án sát sứ Nguyễn Văn Mại (1a), Án sát sứ Trương Trọng Hữu (1a), Hưng Đạo, Tham tri Phạm Trọng Vũ, Tự Đức (4a, 10a, 14b, 17a, 18a, 18b, 21b, 22b), Đại Vương (8b) (tức Trần Hưng Đạo), Trưng Nữ Vương (9a), Trừng Tĩnh Viên Thông (9a), Không Lộ Nguyễn thiền sư (9a), Tuần phủ Nguyễn Tăng Doãn (10b), Giám đốc Lương Văn Tiến (10b), Ông Húc Đại vương (22a), Quan Thánh (22b, 23a).
Về địa danh gồm có: Lạng Giang (1a), Phượng Nhãn (1a), Vạn An (8a), Đằng Giang (8a), Hải Dương (8b, 9a, 9b), Hải An (9a, 11b, 18b, 19b), Bắc Ninh (9a), Hưng Yên (9a, 9b), Dạ Trạch (9a, 9b), Bắc Kỳ (9a), Văn Giang (9b), Cát Bà (10b), Hải Ninh (10b), Diên Phúc (14b).
Tóm lại, Kỳ tế văn là tập hợp toàn bộ những bài văn cúng của Phạm Phú Thứ trong suốt một thời gian dài của ông từ lúc làm quan cho đến lúc đáo hưu quy điền và trong nhiều trường hợp khác nhau. Số văn cúng này là tư liệu quan trọng để tìm hiểu về đặc điểm văn cúng của Phạm Phú Thứ, góp phần nghiên cứu giá trị sáng tác của ông.
2.2. Đặc điểm văn cúng của Phạm Phú Thứ qua Kỳ tế văn
2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ
2.2.1.1. Cấu trúc tiêu đề văn cúng của Phạm Phú Thứ
Qua khảo sát 42 bản văn cúng của Phạm Phú Thứ, chúng tôi nhận thấy cấu trúc tiêu đề văn bản của Kỳ tế văn có sự khác nhau. Có thể chia thành những loại cấu trúc sau:
1. 祭 (tế) + A (khách thể/đối tượng được “tế”) + 文 (văn):
祭太保上等神文Tế Thái bảo Thượng đẳng thần văn
祭參知范仲羽公文Tế Tham tri Phạm Trọng Vũ công văn
2. 祈 (kỳ)/ 禱 (đảo)/ 祈禱 (kỳ đảo) + A (sự việc cầu xin) + 文 (văn):
禱雨文二首 Đảo vũ văn nhị thủ
禱雨文五首 Đảo vũ văn ngũ thủ
祈雨文Kỳ vũ văn
祈禱堤條穩固文Kì đảo đê điều ổn cố văn
禱雨文二首 Đảo vũ văn nhị thủ
3. A (sự việc cầu xin/tạ) + 謁禱 (yết đảo)/ 答謝 (đáp tạ)/祈謝 (kỳ tạ) + 文 (văn):
處置流民謁禱文Xử trí lưu dân yết đảo văn
處置流民事清答謝文Xử trí lưu dân sự thanh đáp tạ văn
陞官祈謝文Thăng quan kì tạ văn
4. A (tự sở) + 謁禱 (yết đảo)/ 密告 (mật cáo) + (文):
萬安祠謁禱 Vạn An từ yết đảo
城隍廟密告文Thành hoàng miếu mật cáo văn
5. 謁 (yết)/ 密禱 (mật đảo) + A (tự sở)
謁
Phan Quốc Tuấn @ 19:58 17/09/2012
Số lượt xem: 2299
Số lượt xem: 2299
Số lượt thích:
0 người
- Thê tiến vong phu văn - một bài tế văn mang đậm tinh thần Phật giáo (17/09/12)
- Vài nét về nghệ thuật văn tế Hán Nôm qua Dụ tế huân thần (17/09/12)
- Vài dòng giới thiệu về cây Nêu xứ Việt (26/01/12)
- Quan chế nhà Nguyễn (31/07/11)
- Mạc Đĩnh Chi (05/07/11)
Văn cúng của Phạm Phú Thứ